Xe nâng hàng cần được bảo trì và bảo dưỡng đầy đủ sau mỗi 200 – 250 giờ hoạt động hoặc sáu tuần một lần. Trước khi sử dụng xe nâng trên bất kỳ công việc nào, phải đảm bảo rằng xe đã được kiểm tra hàng ngày. Bảo dưỡng xe nâng không chỉ giữ cho máy móc thiết bị của bạn ở trạng thái tốt nhất mà còn giúp bạn tránh được các nguy cơ về mất an toàn. Bởi vì việc bảo trì thường xuyên là rất quan trọng đối với bất kỳ thiết bị công nghiệp nào
Bảo trì, bảo dưỡng xe nâng tùy thuộc vào loại công việc và tuần suất mà xe nâng của bạn sử dụng hàng ngày. Bảo trì vệ sinh tổng quát thường xuyên kiểm tra các tính năng an toàn và thay thế các bộ phận bị hư hỏng. Bằng cách luôn duy trì hoạt động bảo dưỡng đúng hạn sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tối đa thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động, giảm thiểu khả năng mất an toàn và hỏng hóc thiết bị không đáng có
Dịch vụ sửa chữa xe nâng mang lại lợi ích gì?
Cải thiện an toàn
Vì tai nạn xe nâng và xe tải công nghiệp gây ra khoảng 35.000 người bị thương mỗi năm nên đảm bảo sự an toàn cho nhân viên là rất quan trọng. Cho dù thiết bị của bạn chở pallet, công cụ hoặc nguyên liệu thô, một sự cố có thể gây nguy hiểm cho người vận hành và bất kỳ ai xung quanh xe nâng. Với việc bảo trì thiết bị thường xuyên sẽ giúp hạn chế tránh được những nguy cơ hỏng hóc không cần thiết.
Năng suất cao hơn
Khi máy móc thiết bị liên tục bị hỏng, sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động làm việc. Ngược lại, một chiếc xe nâng luôn trong tình trạng tốt nhất sẽ đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nhà đầu tư. Chỉ cần mỗi ngày kiểm tra sơ bộ ngắn cũng đã đảm bảo xe nâng của bạn đã sẵn sàng hoạt động.
Tuổi thọ tối đa
Bảo trì thường xuyên giúp người vận hành nắm bắt được các vấn đề trước khi chúng phát sinh. Việc này giúp tiết kiệm được khoản tiền sửa chữa đắt đỏ không đáng có. Ngoài ra, việc bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo rằng bạn đang tận dụng tối đa công năng của xe nâng trong suốt thời gian sử dụng nó. Việc sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên sẽ phát sinh một khoản chi phí nhỏ hơn so với chi phí sửa chữa bỏ ra khi thiết bị hỏng hóc do quên bảo dưỡng
Giá trị bán lại cao hơn
Không phải tất cả các công ty đều sẽ giữ một chiếc xe nâng trong suốt thời gian hoạt động của nó. Nhiều đơn vị sẽ bán xe của họ sau một vài năm sử dụng. Một thiết bị được bảo dưỡng tốt sẽ được bán lại nhiều hơn so với một chiếc xe nâng được bảo dưỡng kém. Với suy nghĩ này, việc bảo trì thường xuyên dẫn đến khoản chi lớn hơn khi đến lúc phải thay thế thiết bị công việc.
Bao lâu thì xe nâng cần được kiểm tra để bảo trì?
Tùy thuộc vào cường độ làm việc của thiết bị của bạn, mỗi bộ phận xe nâng yêu cầu cần được bảo dưỡng từ 200 đến 2.000 giờ.
Trong khi các tính năng an toàn cần được kiểm tra hàng ngày, một số bộ phận trên xe chỉ yêu cầu bảo trì theo hàng quý. Để xác định tần suất bảo dưỡng xe nâng của bạn cần xét đến một số yếu tố sau.
- Tuổi đời: Một chiếc xe nâng 5 năm tuổi cần được kiểm tra thường xuyên hơn một chiếc xe nâng nâng mới.
- Lịch sử hỏng hóc: Nếu một bộ phận trên xe nâng của bạn đã bị hỏng nhiều lần, bạn nên chú ý kiểm tra bảo dưỡng bộ phận đó thường xuyên hơn
- Môi trường làm việc: Một số công việc với cường độ cao sẽ ảnh hưởng và kéo ngắn thời gian bảo dưỡng xe nâng của bạn hơn những công việc cường độ thấp nhẹ nhàng khác. Những chiếc xe nâng chỉ nâng hạ pallet trong nhà kho sẽ ít gặp sự cố cần sửa chữa hơn một chiếc xe nâng làm việc ở môi trường xây dựng, vận chuyển vật liệu qua địa hình không bằng phẳng.
- Tiêu chuẩn bảo trì của hãng: Hãy có gắng đảm bảo rằng xe nâng mới của bạn nên được bảo dưỡng theo đúng thời gian quy định của hãng để đảm bảo xe hoạt động đảm bảo và an toàn hơn
Danh sách kiểm tra bảo dưỡng xe nâng hàng ngày
Đối với việc bảo trì bảo dưỡng cấp cao có thể yêu cầu kỹ thuật tay nghề cao, nhưng hầu hết việc kiểm tra sơ bộ hàng ngày có thể thực hiện dễ dàng bởi người vận hành xe. Điều này giúp giảm rủi ro tiềm ẩn phát sinh, việc kiểm tra hàng ngày sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề. Danh sách kiểm tra bảo dưỡng xe nâng hàng ngày bao gồm hai phần chính sau đây
Trước khi khởi động xe nâng của bạn
Người vận hành hoặc kỹ thuật viên xe nâng nên kiểm tra các bộ phận này trước khi họ khởi động xe nâng và đưa ra ngoài. Sau đây là một số danh mục cần được kiểm tra
- Đảm bảo tất cả các dây dẫn trên xe nâng của bạn được kết nối đúng cách.
- Kiểm tra lốp xe nâng xem có dấu hiệu xì hơi hoặc hư hỏng không.
- Đảm bảo rằng dây an toàn và các thiết bị an toàn khác hoạt động.
- Đảm bảo tất cả các mức chất lỏng trên xe trong phạm vi an toàn.
- Kiểm tra chân côn, chân phanh và chân ga của xe nâng.
- Vệ sinh khoang cabin trước khi vận hành xe nâng
- Luôn kiểm tra kỹ các dấu hiệu hư hỏng có thể nhìn thấy bằng mắt.
Sau khi khởi động xe nâng của bạn
Sau khi đã kiểm tra danh sách trước khi khởi động xe nâng ,người vận hành hoặc kỹ thuật viên xe nâng chuyển qua danh sách kiểm tra sau khi sử dụng. Sau đây là một số danh mục cần được kiểm tra
- Đảm bảo hệ thống lái, phanh và chân ga hoạt động tốt.
- Kiểm tra hoạt động cơ cấu vào gài số.
- Kiểm tra phanh tay và bàn đạp nhả ly hợp.
- Thử chức năng nâng và hạ đảm bảo chức năng này hoạt động tốt.
- Kiểm tra các tính năng an toàn bao gồm còi, đèn.
Mẹo bảo trì xe nâng đơn giản
Để luôn tối ưu hoá tình trạng hoạt động tốt nhất trên xe nâng của bạn cần bổ sung nhỏ thêm một số mẹo bảo dưỡng đơn giản này giữa giúp xe nâng của bạn kèo dài tuổi thọ hơn.
- Vệ sinh thường xuyên: Vào cuối mỗi tuần làm việc, người vận hành nên đảm bảo thiết bị của bạn phải được vệ sinh sạch sẽ
- Kiểm tra sau va chạm: Sau mỗi vụ va chạm hoặc tai nạn, dù là nhỏ, hãy kiểm tra xe nâng xem có dấu hiệu hư hỏng gì không
- Ghi nhớ lịch bảo trì: Hãy nhớ rằng chỉ những người vận hành và kỹ thuật viên được cấp phép mới có thể xử lý việc bảo trì và kiểm tra.
- Hành động nhanh chóng: Bất cứ khi nào có vấn đề phát sinh, bạn nên giải quyết nó càng sớm càng tốt. Bất kỳ sự chậm trễ nào đều có thể dẫn đến hư hỏng nặng hơn
Dịch vụ bảo trì theo từng loại xe nâng
Mỗi loại xe nâng hàng khác nhau đều đặt ra những yêu cầu bảo trì bảo dưỡng riêng. Sau đây là một số loại xe nâng phổ biến mà chúng ta dễ dàng thấy được sự hiện diện của chúng tại các nhà kho, công trường,…
Xe nâng điện
Xe nâng chạy bằng pin, hay còn được gọi là xe nâng điện, thường được sử dụng trong các nhà kho hoặc nhà máy sản xuất. Trước khi hoạt động, người vận hành nên kiểm tra dây cáp kết nối pin để tìm phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng. Đối với dòng xe sử dụng pin axít – chì thì sau mỗi ngày làm việc nên theo dõi mức nước điện phân trong bình điện có đủ theo yêu cầu không.
Xe nâng sử dụng khí hoá lỏng
Xe nâng loại này được cung cấp nhiên liệu từ một bình chứa khí hoá lỏng LPG được gắn đằng sau đối trọng xe nâng. So với các dòng xe khác thì dòng xe này có chi phí nhiên liệu đắt hơn. Người vận hành cần đảm bảo rằng bình chứa khí lỏng LPG được lắp đặt chắc chắn và không có dấu hiệu của rò rỉ hay hư hỏng, sau đó là kiểm tra đến ống dẫn nhiên liệu
Xe nâng động cơ đốt trong
Xe nâng động cơ đốt trong là dòng xe hoạt động bền bỉ nhất trong các dòng xe. Để đạt được điều này, các kỹ thuật viên phải đảm bảo dầu động cơ, nước làm mát và dầu phanh ở mức thích hợp. Họ cũng nên kiểm tra hệ thống lọc khí và bộ phận tản nhiệt của xe trước khi làm việc
Chứng chỉ sửa chữa xe nâng
Vì việc sửa chữa xe nâng quan trọng nên không phải ai cũng có thể bảo dưỡng máy đúng cách theo tiêu chuẩn của hãng. Người vận hành xe nâng cần trang bị kỹ năng cần thiết để kiểm tra tổng thể và phát hiện sự cố
Các kỹ thuật viên của hãng được đào tạo bài bản để giải quyết sửa chữa khi máy móc bị hư hỏng. Các công ty, doanh nghiệp cần được tư vấn một kế hoạch bảo trì thiết bị từ chính những kỹ thuật viên được đào tạo bởi nhà máy.
Chi phí bảo dưỡng xe nâng bao nhiêu?
Chi phí bảo dưỡng xe nâng khác nhau dựa trên một số yếu tố. Nói chung, ước tính rằng chi phí dịch vụ bảo dưỡng dao động từ 1.200.000 – 1.500.000 VNĐ . Giá ước tính có thể thay đổi dựa trên chất lượng thiết bị thực tế mà kỹ thuật viên sau khi đã kiểm tra sơ bộ.
Thông tin liên hệ tư vấn
HOTLINE: 0868.600.160
Email: ducnd.binhminh@gmail.com
Kho miền Bắc: KCN Đài Tư, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Kho miền Trung: K7/75 Phan Văn Định, Phường Hoà Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Kho miền Nam: Số 87 Phú Châu, cụm kho Tam Bình, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
>>>Tìm hiểu thêm: