Xe nâng là một trong những thiết bị được sử dụng phổ bến nhất trong các khu công nghiệp sản xuất, công trường, kho vận,…
Ưu điểm của xe nâng là được sử dụng để nâng và vận chuyển hàng hoá linh hoạt, nhanh gọn và chính xác. Mặc dù vậy vẫn luôn có những rủi ro liên quan đến việc sử dụng xe nâng
Hơn 25% các vụ tai nạn gây thương tích do xe nâng là kết quả của việc người vận hành không được đào tạo đầy đủ. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc đào tạo công nhân về các quy tắc quan trọng của vận hành xe nâng an toàn
Dưới dây là những lời khuyên cần thiết để đảm bảo an toàn cho xe nâng
1. Nhận chứng chỉ vận hành xe nâng
Vì nhiều vụ tai nạn là do đào tạo kém, nên chỉ những người được đào tạo và được cấp giấy chứng nhận vận hành xe nâng mới được chịu trách nhiệm vận hành xe nâng. Người được cấp chứng chỉ nên được đánh giá ít nhất ba năm một lần và nên được đào tạo thường xuyên bằng các bài giảng, video và phần mềm đào tạo
2. Mặc quần áo thích hợp
Người vận hành xe nâng phải được trang bị các thiết bị an toàn thích hợp, bao gồm giầy bảo hộ, mũ cứng và áo khoác phản quang hoặc có độ tương phản cao.
3. Tìm hiểu về thiết bị
Vì mỗi loại xe nâng có công dụng và cách thức hoạt động khác nhau như giới hạn tải trọng nâng, tốc độ di chuyển, bán kính quay vòng và cách sử dụng riêng. Điều quan trọng là bạn nên nắm được kiến thức cơ bản về thiết bị trước khi vận hành
4. Kiểm tra thiết bị hàng ngày
Xe nâng hàng nền được kiểm tra kỹ lưỡng hàng ngày trước khi vận hành. Nên kiểm tra hàng ngày với người giám sát ca để xác định và ghi lại bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Một số yêu cầu kiểm tra bao gồm:
Kiểm tra hệ thống phanh, đèn, còi và vô lăng
Kiểm tra khung nâng và xylanh xem có phát hiện hư hỏng
Kiểm tra mực độ chất lỏng (dầu thuỷ lực, động cơ, nhiên liệu và chất làm mát)
Kiểm tra rò rỉ nước, dầu hoặc bộ phận tản nhiệt
Đảm bảo càng nâng ở trạn thái tốt (Càng thẳng, không có vết nứt, không bị biến dạng)
5. Đảm bảo tầm nhìn khi vận hành
Hãy giữ càng nâng sát với mặt đất để khung nâng cung cấp tầm nhìn về phía trước rõ ràng nhất. Nếu hàng hoá lớn hạn chế tầm nhìn của bạn, hãy vận hành thiết bị đi ngược để luôn đảm bảo tầm nhìn tốt nhất.
Luôn giao tiếp bằng mắt với người đi bộ và những người lao động khác
luôn luôn nhìn về hướng di chuyển
Sử dụng gương chiếu hậu để tăng khả năng quan sát
Sử dụng đèn pha nếu làm việc vào ban đêm, ngoài trời hoặc những nơi cần thêm ánh sáng
6. Triển khai đánh dấu phân loại lối đi
Đánh dấu phân loại lối đi giúp tăng độ an toàn cho người lao động. Sử dụng màu vàng để đánh dấu các mối nguy hiểm vật lý, chẳng hạn như các khu vực dễ bị ngã hoặc vấp ngã và màu đỏ để cảnh báo các mối nguy hiểm
Đặt các tấm chắn và biển báo để giữ cho người đi bộ tránh xa lối đi của xe nâng, dẫn xe nâng dọc theo các tuyến đường an toàn và cải thiện luồng giao thông tổng thể trong khu vực
7. Nâng hàng hoá đúng tải trọng cho phép
Cần nắm được sức nâng mà thiết bị vận hành ổn định. Tránh vận chuyển trọng lượng hàng hoá vượt quá tải trọng của xe nâng. Việc chở quá tải có thể làm cho bánh sau bị nhô lên khỏi mặt đất gây mất an toàn và làm hư hỏng thiết bị
8. Không bao giờ chở thêm người
Không cho phép chở thêm người trên xe nâng trừ khi hàng ghế thứ hai được lắp thêm vào xe nâng. Không sử dụng xe nâng để nâng người vì xe nâng được thiết kế để chở hàng. Nếu bạn sử dụng để nâng người hãy sử dụng thiết bị được thiết kế chuyên biệt cho việc nâng người
9. Chú ý đến độ ổn định của xe nâng
Trước khi sử dụng xe nâng, hãy đảm bảo tư thế ngồi thoả mái với vô lăng và cần điều khiển thuỷ lực. Ngoài ra cần thực hiện một số bước sau trước khi vận hành xe nâng để tăng độ an toàn
Mỗi xe nâng đều có một trọng tâm, tải càng nặng thì trọng tâm lật càng ra xa khỏi trọng tâm an toàn làm giảm sức nâng của xe nâng của bạn
10. Đảm bảo an toàn tải trọng hàng hoá
Khi xe nâng hoạt động nâng tải, hãy kiểm tra xem hàng hoá có cần bằng không. Khi di chuyển nên nghiêng khung về phía sau và giữ cho càng nâng càng thấp càng tốt để tăng độ ổn định của thiết bị, đặc biệt khi thiết bị lên dốc
Sử dụng dây thừng để buộc cố định hàng hoá nếu cần thiết và đảm bảo mọi pallet được sử dụng có trọng lượng phù hợp với tải trọng
11. Di chuyển với tốc độ phù hợp
Vận hành xe nâng trong tốc độ giới hạn đã được chỉ định. Không dừng lại, rẽ, chuyển hướng đột ngột hoặc di chuyển nhanh phanh gấp, vì những hành động này khiến xe nâng dễ lật.
12. Duy trì khoảng cách hoạt động an toàn
Luôn chú ý đến các mối nguy hiểm ở môi trường làm việc. Không vận hành xe nâng gần các máy móc khác trừ khi thực sự cần thiết và giữ khoảng cách an toàn để thiết bị có thể hoạt động
13. Tránh các khu vực nguy hiểm xung quanh xe nâng hoạt động
Tránh đứng hoặc đi bộ bên dưới khi xe nâng đang hoạt động nâng tải, vì hàng hoá có thể rơi vào bất kỳ ai đó ở bên dưới. giữ tay và chân tránh xa khung nâng của xe vì khung nâng di chuyển khi nâng hàng có thể gây thương tích nghiêm trọng
14. Tiệp nhiên liệu và sạch lại xe nâng
Đảm bảo trước khi vận hành xe nâng cần được nạp đầy nhiêu liệu. Những khu vực tiếp nạp nhiên liệu cần được chỉ định đặc biệt, thường là những khu vực thông gió tốt và không dễ bắt lửa. Hãy tắt thiết bị khi đang tiếp nhiên liệu
15. Đỗ xe nâng đúng nơi quy định khi kết thúc ca làm
Vào cuối ca làm việc, hãy đảm bảo luôn để xe nâng ở khu vực đã được chỉ định, đảm bảo khu vực để xe không chặn lối đi hoặc cản trở lối ra vào của thiết bị khác. Hạ càng nâng xuống sát mặt đất, kéo phanh tay, tắt động cơ và rút chìa khoá ra khỏi ổ điện
Những nguyên nhân chính gây ra tai nạn xe nâng là gì?
Các nguyên nhân chính gây ra tai nạn xe nâng được chia thành ba loại rủi ro sau: Lỗi của người sử dụng, môi trường làm việc và thiết kế cơ khí. Nhân viên được đào tạo không đầy đủ là nguyên nhân gây ra đáng kể các vụ tai nạn xe nâng, ước tính có tới 70% tai nạn xe nâng có thể tránh được thồn qua đào tạo
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn xe nâng chết người nghiêm trọng
Xe lật là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong cho xe nâng. Có một số yếu tố gây ra hiện tượng lật xe nâng bao gồm các lỗi người dùng như rẻ không đúng cách, vận hành xe vượt tải trọng và chi chuyển quá nhanh đánh lái gấp. Cũng như các yếu tố môi trường như bề mặt không ổn định và làm đường an toàn vận hành cho xe nâng không rõ ràng
Làm cách nào để cải thiện độ an toàn cho xe nâng?
Mua xe nâng từ một nhà cung cấp đáng tin cậy là một khởi đầu tuyệt vời, những người vận hành xe nâng cần thực hiện đào tạo an toàn vận hành xe nâng. Huấn luyện an toàn giúp bảo vệ người vận hành khỏi bị thương và tử vong tránh gây tổn thất hư hỏng thiết bị và hàng hoá
Ngoài việc đào tạo các công ty nên đảm bảo an toàn thiết bị bằng cách bảo trì xe nâng đúng cách, duy trì môi trường làm việc thông thoàng và không có chường ngại vật, đồng thời nâng cao tinh thần nhân viên thông qua văn hoá an toàn. Giải quyết những vấn đề này có thể ngăn ngừa tai nạn xe nâng và cải thiện an toàn tại nơi làm việc
Thông tin liên hệ tư vấn
HOTLINE: 0868.600.160
Email: ducnd.binhminh@gmail.com
Kho miền Bắc: KCN Đài Tư, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, TP. Hà Nội.
Kho miền Trung: K7/75 Phan Văn Định, Phường Hoà Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Kho miền Nam: Số 87 Phú Châu, cụm kho Tam Bình, Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
>>>Tìm hiểu thêm:
- Công suất nâng của xe nâng: Định nghĩa và công thức tính
- 25 nhà sản xuất xe nâng phổ biến trên thế giới
- Tìm hiểu về motor điện trên xe nâng điện